Top 10 bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngoài việc điều trị bằng những bài thuốc đông tây y thì người bệnh cần phải kết hợp giữa việc sử dụng các bài thuốc đi kèm với những bài tập thể dục và luyện tập thường xuyên. Minh chứng rõ ràng nhất cho việc này chính là sau những bài tập thể dục người bệnh cảm nhận được những cơn giảm đau buốt giảm hẳn. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vừa kết hợp giữa liệu trình điều trị bằng thuốc và những bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thì kết qủa của quá trình điều trị sẽ hiệu quả cao hơn, nhanh chóng hơn so với những người chỉ điều trị bằng thuốc mà không kết hợp với những bài tập. 

Những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngoài việc điều trị bằng những bài thuốc đông tây y thì người bệnh cần phải kết hợp giữa việc sử dụng các bài thuốc đi kèm với những bài tập thể dục và luyện tập thường xuyên. Minh chứng rõ ràng nhất cho việc này chính là sau những bài tập thể dục người bệnh cảm nhận được những cơn giảm đau buốt giảm hẳn. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vừa kết hợp giữa liệu trình điều trị bằng thuốc và những bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm thì kết qủa của quá trình điều trị sẽ hiệu quả cao hơn, nhanh chóng hơn so với những người chỉ điều trị bằng thuốc mà không kết hợp với những bài tập. 

Khi thực hiện đầy đủ 10 bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm dưới đây chính là việc cho thấy thể trạng của bạn cũng như bệnh của bạn có rất nhiều tiến triển và cảm nhận được bệnh cũng chuyển biến đến 90%. Mười bài tập  dưới đây rất đơn giản và hiệu quả lại cao.

Bài tập 1.

- Bệnh nhân nằm lên giường có nệm cứng, một đầu gối co lại và sau đó kéo hết mức về phía bụng.

- Chân còn lại duỗi thẳng, giữ nguyên tư thế cho tới khi đầu gối mỏi nhừ thì làm ngược lại.

 Với bài tập này, người bệnh luyện tập thường xuyên và kiên trì thì cơn đau sẽ giảm thấy rõ rệt. 

Bài tập 2.

- Nằm xuống thảm, hai đầu gối co sát về bụng, hai bàn tay giữ chặt lấy hai chân. Giữ nguyên vị trí này cho tới khi thấy mỏi thì thả ra.

Bài tập này giúp cho cột sống của người bệnh được kéo dãn, và khi đó đĩa đệm có điều kiện để dịch chuyển về vị trí ban đầu. Vì vậy giảm nhanh chóng những cơn đau buốt, mỏi mệt và khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây lên. 

Bài tập 3.

Với động tác này, bạn cần người hỗ trợ để lưng được giữ ở tư thế uốn cong. Bệnh nhân co chân gập gối, nâng mông cao hơn khỏi thảm và giữ nguyên tư thế cho đến khi mỏi thì dừng lại, sau đó tiếp tục tập.

Với bài tập này giúp cho hệ thống cột sống thích ứng dần với những thay đổi vận động của cơ thể. Giúp cho hệ xương thích ứng với sức nặng cơ thể thay đổi dần làm cho sột sống trở nên dẻo dai hơn. 

Bài tập 4.

- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, tay duỗi thẳng, đầu gối cong

- Thắt chặt cơ bụng, giữ chân cong và nâng 1 chân lên khỏi mặt sàn, giữ nguyên trong khoảng 5 giây thì hạ xuống. Thực hiện tương tự với chân còn lại.

- Với tay, bạn nâng 1 cánh tay lên đầu, giữ trong vòng 5 giây rồi hạ xuống. Thực hiện đổi bên.

Chú ý là tập riêng biệt 2 động tác trên, khi đã quen dần thì bạn mới có thể thực hiện song song cả chân và tay: Nâng 1 tay và chân ở phía đối diện vào cùng một thời điểm. Thực hiện 10 lần rồi dừng lại.

Bài tập số 4 giúp cho người bệnh giảm đau nhức vùng cột sống lưng. 

Bài tập 5.

- Người bệnh nằm ngửa trên giường, thả lỏng hai tay

- Gập hai gối, hai chân đạp theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên không như đạp xe đạp.

- Thực hiện đến khi mỏi thì dừng lại. Lặp lại bài tập 10 lần

Bài tập này là một trong những bài tập quan trọng nhất, mục đích giúp tập nhóm cơ sau cột sống ngực, cổ và thắt lưng nhằm giúp cho trục của nhóm cơ cột sống lưng được chắc khỏe hơn.

Bài tập 6.

- Chống hai tay xuống giường, quỳ gối tạo thành 4 điểm.

- Hạ mông từ từ xuống cho đến khi ngồi trên hai gót chân thì cố gắng bò thẳng về phía trước.

- Thực hiện tới nào mỏi thì thả lỏng. Lập lại từ 10 – 15 lần. 

Bài tập này có tác dụng kéo giãn các cơ bị co thắt. 

Bài tập 7.

- Nằm ngửa trên mặt giường cứng, thả lỏng chân tay

- Gập đầu gối, hai tay đặt lên đầu gối, đẩy 2 chân sát bụng và 2 tay đẩy xuống để gồng cơ bụng

- Giữ tư thế  này khoảng 10s rồi thả lỏng. Thực hiện động tác 10 – 15 lần

Bài tập này có tác dụng giúp tăng cường độ dẻo dai cho các cơ đằng sau cột sống bao gồm cơ cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống vùng thắt lưng.

Bài tập 8.

- Nằm sấp, chân tay duỗi thẳng

- Nâng cổ lên cao (hít vào), và hạ xuống từ từ (thở ra)

- Giữ thẳng lưng, thực hiện đều đặn các động tác này khoảng 10 lần.

Bài tập 9.

- Nằm úp, chống 2 tay xuống sàn sau đó nâng thân trước cao hết mức, đảm bảo cẳng tay được duỗi thẳng

- Lưng, đầu và chân thẳng, giữ nguyên tư thế này khoảng 5 giây, sau đó nâng người lên khoảng 6 tới 8 lần, tập luyện cách nhau 2 tiếng suốt cả ngày.

Bài tập 10.

- Nằm sấp, đặt hai tay khuỷu tay xuống sàn, nâng phần thân dưới bằng cách kiễng ngón chân.

- Khi cơ thể nâng lên khỏi sàn, cần giữ thẳng lưng và giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây.

- Sau đó, từ tự hạ xuống và hít thở nhẹ nhàng, lặp lại động tác 10 - 15 lần.

Bên cạnh những bài tập mà người thoát vị đĩa đệm nên tập thường xuyên thì cũng có những bài tập người bệnh cần phải tránh và không được tập luyện vì nó cõ những tác dụng ngược lại ảnh hưởng không tốt lên cột sống của bạn. 

  • Chạy bộ. Đĩa đệm được xem như bộ phận giảm xóc của cơ thể. Khi bạn chạy bộ thì trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào chân và thặt lưng cột sống, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Chạy bộ sẽ làm nghiêm trọng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng 
  • Nâng tạ. Việc cúi xuống và nâng vật nặng như tạ lên sẽ ảnh hưởng xấu đến cột sống, ngay cả việc nằm đẩy tạ lên cũng ảnh hưởng đến thắt lưng cột sống. Vì vậy hãy tránh những hoạt động nâng đẩy tạ vì nó ảnh hưởng đến cột sống của bạn.
  • Động tác vặn người. Việc thường xuyên vặn người sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm nhanh hơn mức bình thường. 
  • Giữ thẳng chân . Các bài tập đòi hỏi giữ chân thẵng sẽ tăng thêm áp lực cho cột sống
  • Động tác tập riêng chânLời khuyên dành cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đó chính là không nên tập máy tập chân. Đối với các bài tập nhấn mạnh vào đôi chân có thể sẽ làm cho bệnh trầm trọng thêm tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm. Hay đơn giản là các động tác co hoặc đẩy đôi chân cũng sẽ làm gia tăng thêm áp lực vùng đốt sống ở cùng cụt.
  • Động tác ngồi xổm. Ngồi xổm là tư thế tăng các lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm. Ngồi xổm lâu sẽ khiến phần đĩa đệm bị chèn ép lâu, không hấp thụ được chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng đến cột sống gây đau lưng.

Chúc các bạn có liệu trình điều trị và tập luyện hiệu quả.

Tin liên quan

Chữa bệnh xương khớp ở đâu là tốt nhất?

Chữa bệnh xương khớp ở đâu là tốt nhất?

06/03/2019 00:00 AM

âm sự với các lương y tại Bảo Minh Đường…

Thay đổi thói quen sinh hoạt của bạn để phòng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Thay đổi thói quen sinh hoạt của bạn để phòng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

28/12/2018 00:00 AM

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp…

Địa chỉ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm uy tín nhất

Địa chỉ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm uy tín nhất

11/11/2018 15:09 PM

Ngày nay, không chỉ những người lớn tuổi mắc phải…

Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín và hiệu quả

Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín và hiệu quả

26/08/2018 12:15 PM

Dường như sống chung với căn bệnh thoát vị đĩa…

Nhận tư vấn trực tiếp từ Lương y Cao Văn Minh 0356 582 999

Top